Lào Cai 28° - 30°
Giới thiệu sơ lược về châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc

Châu Hồng Hà nằm ở phía Nam tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, tiếp giáp với tỉnh Lào Cai - Việt Nam, được đặt tên theo tên con sông biên giới chảy qua địa phận châu – sông Hồng. Diện tích tự nhiên 32.900km2, đường biên giới dài 848km, gồm 9 huyện và 4 thành phố, 11 dân tộc cùng sinh sống, dân số (có hộ khẩu thường trú) 4,68 triệu người, là châu tự trị dân tộc thiểu số duy nhất của Trung Quốc mà dân tộc chính là dân tộc Hà Nhì và dân tộc Di. Có hệ thống sông Châu Giang và sông Hồng chảy qua, nhiệt độ trung bình năm là 18,1oC, được coi là nơi sinh sống lý tưởng nhất của con người.

Châu Hồng Hà tập trung nhiều thế mạnh và tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác quốc tế, được khái quát ở 09 nội dung cơ bản sau:

1. Vị trí đắc địa, giao thông thuận tiện

Châu Hồng Hà đối diện với Vịnh Bắc Bộ, sát với đồng bằng châu thổ sông Châu Giang, tựa lưng vào “Vành đai kinh tế Vân Nam – Trung Quốc”, tiếp giáp với thị trường ASEAN, chạy thẳng ra Thái Bình Dương.

Tổng chiều dài đường quốc lộ đã thông xe toàn châu là 23 nghìn km, trong đó chiều dài đường cao tốc là 696km, đường sắt là 320km. Có 3 tuyến đường sắt chạy qua là tuyến đường sắt Vân Nam - Việt Nam, tuyến phía Đông đường sắt Xuyên Á, tuyến đường sắt chuyên vận tải hành khách Nam Côn. Cùng với việc xây dựng sân bay Mông Tự, sân bay ruộng bậc thang Hà Nhì Nguyên Dương, đường sắt cao tốc Di Lặc – Mông Tự, mục tiêu “huyện thông cao tốc, Bắc Nam thông hàng không, châu thông đường sắt cao tốc” đang sắp trở thành hiện thực.

2. Tập trung nhiều tài nguyên

Châu Hồng Hà có ba khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia là Đại Vi Sơn, Phân Thủy Lĩnh, Hoàng Liên Sơn, vùng khí hậu nhiệt đới với diện tích hơn 7500km2. Giá trị tiềm năng của các khoáng sản kim loại và phi kim loại đã thăm dò và phát hiện là hơn 1000 tỷ Nhân dân tệ. Trong đó thiếc và Indium đứng đầu thế giới. Sản lượng hàng năm thiếc đạt 100.000 tấn, nhôm 1 triệu tấn, thép và hợp kim 5 triệu tấn, Indium 150 tấn, chì 500.000 tấn, kẽm 200.000 tấn, đồng 200.000 tấn, than 15 triệu tấn.

3. Du lịch phong phú đa dạng

Châu Hồng Hà có nhiều bảng hiệu văn hóa lịch sử sáng đẹp là di sản văn hóa thế giới như: Ruộng bậc thang Hà Nhì ngàn năm, thành cổ Lâm An ngàn năm, gốm tím Kiến Thủy ngàn năm, đường sắt Vân Nam - Việt Nam trăm năm, chợ Khai Phụ trăm năm, nghề Thiếc trăm năm, bún qua cầu trăm năm..., có tiệc đường phố dân tộc Hà Nhì được gọi là tiệcdài nhất thế giới và được đưa vào kỷ lục Guinness Thượng Hải, có trang phục dân tộc khiến bạn yêu thích ngay từ cái nhìn đầu tiên, có những bài hát, điệu múa dân tộc khiến bạn nhảy múa theo, có những nét văn hóa, phong tục tập quán khiến bạn thấy thần bí, tôn nghiêm.

4. Ưu thế ngành nghề

Châu Hồng Hà là cái nôi của nền văn minh công nghiệp hiện đại của Vân Nam, là nền kinh tế lớn thứ 3 của tỉnh Vân Nam. Hiện đã hình thành hệ thống công nghiệp nặng chủ yếu gồm kim loại màu, năng lượng, hóa chất, vật liệu xây dựng; hệ thống công nghiệp nhẹ chủ yếu gồm thuốc lá, đường, thực phẩm. Các ngành nghề như: thuốc lá, luyện kim loại màu, hóa chất công nghiệp nặng, nông nghiệp đặc sản cao nguyên, văn hóa du lịch có ưu thế rõ ràng trong tỉnh và trên cả nước. Châu Hồng Hà có nhà máy phát điện với công suất trên 6 triệu KW, nhà máy luyện kim loại màu với công suất trên 3 triệu tấn.

5. Phương hướng ngành nghề

Xoay quanh chủ trương của Tỉnh ủy, Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam là xây dựng “Ba lá bài” năng lượng xanh, thực phẩm xanh, nơi sống khỏe hàng đầu thế giới, châu Hồng Hà tập trung phát triển 6 ngành trọng điểm gồm: ngành nông nghiệp hiện đại đặc sản cao nguyên, ngành du lịch văn hóa, ngành vật liệu mới và thông tin, ngành y tế sinh học và sức khỏe, ngành thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng, ngành logistic hiện đại.

6. Khu khai thác kinh tế kỹ thuật cấp quốc gia Mông Tự

Khu khai thác kinh tế kỹ thuật cấp quốc gia Mông Tự được Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức phê duyệt vào ngày 17/01/2013, diện tích xây dựng theo quy hoạch là 247,6km2, là khu khai thác kinh tế cấp quốc gia lớn nhất, mới nhất, gần khu vực ASEAN nhất của Trung Quốc. Trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 13, Khu khai thác kinh tế kỹ thuật cấp quốc gia Mông Tự sẽ tập trung phát triển 6 ngành nghê chính là: vật liệu luyện kim và vật liệu mới, sản xuất thiết bị điện tử, sản xuất thiết bị đặc biệt, công nghiệp hóa than kiểu mới, chế biến thực phẩm và tài nguyên sinh học, dịch vụ mang tính sản xuất.

7. Khu Bảo thuế tổng hợp Hồng Hà

Ngày 16/12/2013, Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn xây dựng Khu Bảo thuế tổng hợp Hồng Hà, là Khu bảo thuế đầu tiên của tỉnh Vân Nam được phê duyệt với diện tích quy hoạch là 3,29km2. Trọng tâm phát triển các ngành nghề: giao dịch hàng hóa số lượng lớn, dịch vụ phân phối, logistic, bảo hiểm tài chính, thông tin điện tử, y tế sinh học, dệt may, vật liệu năng lượng mới, sản xuất thiết bị, chế phẩm cao su, chế biến sâu khoáng sản...

8. Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Lào Cai (Việt Nam) – Hà Khẩu (Trung Quốc)

Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Lào Cai (Việt Nam) – Hà Khẩu (Trung Quốc) nằm ở khu vực tiếp giáp giữa xã Bá Sái, huyện Hà Khẩu – Trung Quốc với huyện Bát Xát và thành phố Lào Cai - Việt Nam, tổng diện tích theo quy hoạch là 21km2. Khu hợp tác kinh tế qua biên giới chủ yếu gồm các ngành nghề thuộc 6 lĩnh vực: gia công sản xuất, thương mại qua biên giới, tiền tệ quốc tế, logistic hiện đại, du lịch qua biên giới, hội chợ triển lãm quốc tế.

9. Di sản văn hóa thế giới - Ruộng bậc thang Hà Nhì

Ruộng bậc thang Hà Nhì nổi tiếng thế giới vì được báo chí Pháp liệt vào danh sách một trong bảy kỳ quan thế giới mới được phát hiện vào năm 1993. Ngày 22/6/2013, Ruộng bậc thang Hà Nhì Hồng Hà được đưa vào danh sách di sản thế giới, trở thành di sản thế giới duy nhất được đặt tên theo tên một dân tộc. Tổng diện tích ruộng bậc thang là 62.700ha, bốn mùa cảnh quan khác nhau, đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn mới của du lịch trong nước.





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập